3 quan niệm sai lầm khi trẻ bị muỗi cắn

Khi trẻ bị muỗi cắn, các bậc cha mẹ thường có những quan niệm về cách trị sai lầm. Những quan niệm này không những không giúp được gì mà đôi khi mang lại sự nguy hiểm cho con trẻ.

Bảo vệ tốt cho trẻ khỏi muỗi

1. Nguyên nhân trẻ gặp nguy hiểm khi muỗi cắn

Trẻ em là những đối tượng mỏng manh và yếu đuối. Làn da mỏng, sức để kháng kém cũng như không tự bảo vệ được cho bản thân. Việc một con côn trùng nào đấy bỗng dưng đậu lên người và cắn 1 phát. Trẻ em cũng chẳng thể nào phản kháng được. Nhất là đối với trẻ sơ sinh chỉ biết sử dụng tiếng khóc để gọi người lớn.

Những loài côn trùng và nhất là những loài có chất độc sẽ khiến trẻ phải chịu ngứa, đau, sưng đỏ và có khi bị nhiễm trùng lở loét. Chúng ta có thể tóm gọn những điểm khiến trẻ gặp nguy hiểm khi côn trùng cắn như sau.
  • Trẻ không thể phản kháng khi bị côn trùng cắn. Nhất là đối với trẻ sơ sinh.
  • Sức để kháng của trẻ yếu nên sẽ bị nặng hơn so với người lớn.
  • Nhạy cảm với việc sử dụng thuốc bôi và chữa trị vết thương.

>>> Các bạn có thể tham khảo bài viết "Trị muỗi đốt cho trẻ CỰC NHANH không cần dùng thuốc". Những thông tin trong đó có thể giúp bạn bảo vệ tốt cho con của mình.

2. Những quan nhiệm sai lầm của người lớn khi trẻ bị muỗi cắn

2.1 Bôi nước bọt ( nước miếng ) vào vết thương của trẻ

Khi trẻ bị côn trùng cắn và nhất là muỗi. Người lớn chúng ta thường hay bôi nước bọt vào vết cắn của trẻ. Điều này hoàn toàn không tốt chút nào mà đôi khi nó còn làm mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

Như chúng ta biết thì sức đề kháng của trẻ rất yếu. Và trong nước bọt của người lớn có rất nhiều loại vi khuẩn tồn tại. Bởi người lớn sức đề kháng tốt nên những vi khuẩn này hầu như không có hại. Tuy nhiên đối với trẻ em thì lại khác.

Vết thương gây ra bởi côn trùng đôi khi không hết mà còn trở nặng. Sưng tấy to hơn, đỏ hơn và còn có thể gây lở loét nhiễm trùng. Vì vậy đừng nên bôi nước vọt vào vết cắn của côn trùng bạn nhé.

2.2 Lạm dụng dầu gió và nước hoa

Trước đây có rất nhiều bậc cha mẹ thường bôi dầu gió vào vết muỗi đốt cho trẻ. Đừng làm như vậy, nó sẽ gây ra một số vấn đề khá nghiêm trọng cho trẻ đấy.

Trong dầu gió có chứa chất Metyl Salicylat ngấm rất nhanh qua da và giảm đau nhức. Tuy nhiên trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng đối với chất này.

Một số bậc cha mẹ còn truyền tai nhau bôi nước hoa để trị vết côn trùng cắn. Da của trẻ rất mỏng vì vậy nếu không muốn trẻ bị bỏng cồn trong nước hoa thì dừng ngay lại nha các bậc cha mẹ.

>>> Tham khảo: Cửa lưới chống trộm và côn trùng có tác dụng thật không?

2.3 Chủ quan trước vết cắn của côn trùng

Có rất nhiều bậc cha mẹ rất ỷ y về vết côn trùng đốt. Cứ nghĩ rằng trải qua vài ngày thì vết côn trùng đó sẽ tự lành lại. Nhưng đôi khi với trẻ quá mẫn cảm hoặc trẻ bị dị ứng với vết đốt côn trùng. Sự ỷ y đó sẽ mang lại những hậu quả hối hận không kịp.

Nên nhớ rằng có những loài côn trùng không có độc. Nhưng cũng có những loài có độc. Tuy độc tính có ít và nhẹ nhưng đối với trẻ em thì rất khó để chống lại. Vì vậy khi trẻ bị côn trùng cắn hãy theo dõi tình hình của trẻ. Nếu có gì xảy ra thì đưa ngay đi bệnh viện.

>>> Tham khảo thêm thông tin sau "Giá cửa lưới chống muỗi và mẹo chọn cửa lưới đơn giản".

Với bài viết này đã cho thấy người lớn có những quan niệm sai lầm rất nguy hiểm. Khi trẻ bị muỗi cắn hoặc côn trùng cắn. Hãy thận trọng và tìm cách xử lý vết thương nhanh nhất có thể. Sau đó theo dõi vết thương và xử lý thật kịp thời.

Featured Post

Lưới chống muỗi Việt Thống cao cấp

Có một ngôi nhà đẹp với không gian sống an toàn và lành mạnh là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên, sự tăng trưởng và tăng trưởng của muỗi...